Phát triển tư duy logic cho trẻ 5-6 tuổi

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TƯ DUY LOGIC

CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG

LÀM QUEN VỚI TOÁN THÔNG QUA MỘT SỐ TRÒ CHƠI

                                                                                           

  1. PHẦN MỞ ĐẦU

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Tư duy là một quá trình tâm lý quan trọng trong việc phát triển nhận thức nói chung và trẻ em nói riêng. Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã có sự phát triển về mặt tư duy, nhận thức, chú ý, ghi nhớ có chủ định. Ở tuổi này trẻ ham học hỏi, khám phá thế giới xung quanh. Đây là lứa tuổi quan trọng đối với trẻ, là giai đoạn chuẩn bị để trẻ chuyển từ môi trường vui chơi ở trường mầm non sang môi trường học tập ở phổ thông. Chính vì vậy, giáo viên cần giúp trẻ hình thành và phát triển về nhận thức, giúp trẻ luôn có được sự tự tin để bước vào học lớp 1.

Việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non có một vai trò to lớn, góp phần phát triển tư duy ở trẻ, trẻ có khả năng nhanh nhạy, thông minh, phán đoán phân tích, so sánh, tổng hợp. Giúp trẻ có được những kiến thức sơ đẳng về tập hợp con số, phép đếm, về kích thước hình dạng, khả năng định hướng không gian. Đặc biệt hơn đối với trẻ 5- 6 tuổi việc phát triển tư duy logic qua việc hình thành biểu tượng toán sơ đẳng còn làm hành trang cho trẻ khi bước vào học phổ thông đồng thời góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.

Trẻ mầm non thường “Học bằng chơi, chơi mà học”. Nêncác hình thức tổ chức các  hoạt động phải luôn tạo cho trẻ sự thoải mái, vui vẻ, hứng khởi để phát triển tư duy, đặc biệt là tư duy logic của trẻ 5-6 tuổi một cách có hiệu quả. Để đạt được điều đó thì trong các hoạt động cần kết hợp nhiều trò chơi. Thông qua các trò chơi, trẻ sử dụng tích cực tất cả các giác quan.Chính vì vậy mà các giác quan của trẻ trở lên nhanh nhạy và chính xác hơn, trẻ rất hứng thú tích cực tham gia hoạt động, trẻ hiểu biết về các sự vật hiện tượng xung quanh mình và phát triển kỹ năng giao tiếp.Vì thế, việc đưa một số trò chơi như: trò chơi vận động, trò chơi dân gian, trò chơi kidsmart…và một số bài tập thực hành để phát triển tư duy logic cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán là rất cần thiết.

Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã tập trung nghiên cứu, tìm tòi “Một số biện pháp phát triển tư duy logic cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toánthông qua một số trò chơi”

  1. NỘI DUNG

I.CƠ S LÝ LUN

Theo nhà tâm lí học Nguyễn Ánh Tuyết, đến tuổi mẫu giáo, tư duy của trẻ có một bước ngoặt rất cơ bản. Đó là sự chuyển tư duy từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong mà thực chất đó là việc chuyển những hành động định hướng bên ngoài thành những hành động định hướng bên trong theo cơ chế nhập tâm (Từ tư duy trực quan – hành động sang tưduy trực quan – hình tượng). Đây mới chỉ là sự khởi đầu của loại hình tư duy mới. Loại hình tư duy này còn được hoàn thiện và phát triển suốt giai đoạn tuổi mẫu giáo và là tiền đề quan trọng cho tư duy ngôn ngữ phát triển.

Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ham học hỏi, thích tìm tòi, khám phá và tìm hiểu về thế giới xung quanh. Chúng thực sự là những chủ thể với những năng lực riêng, có khả năng tư duy, sáng tạo và giao tiếp với mọi người. Chúng có kỹ năng nghe, hiểu lời nói của người khác và nói cho người khác hiểu. Trẻ 5-6 tuổi chủ động, độc lập, có sáng kiến, biết tự tìm kiếm các phương thức giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, tự kiểm tra … kết quả trong hoạt động học và chơi. Trẻ 5-6 tuổi tập trung chú ý, nỗ lực, cố gắng giải quyết và hoàn thành nhiệm vụ đặt ra trong hoạt động của chúng.

Trẻ đã bắt đầu có năng lực phân tích, năng lực tổng hợp, biết so sánh nặng – nhẹ, to – nhỏ và phân biệt được khá nhiều màu sắc, hình khối. Trẻ bắt đầu tư duy và suy diễn trừu tượng và đã có thể trả lời những câu hỏi thông thường về nội dung mà trẻ nhận biết được nhờ các giác quan, nhất là thị giác và thính giác. Nhờ đó mà trẻ nhận biết được môi trường xung quanh trẻ.

Những biểu tượng toán học sơ đẳng được hình thành ở trẻ em là kết quả của việc trẻ nắm những kiến thức qua các hoạt động khác nhau trong cuộc sống hàng ngày và là kết quả của việc dạy học có định hướng trên hệ thống các hoạt độnglàm quen với toáncủa trẻ. Chính những kiến thức, kỹ năng toán học sơ đẳng mà trẻ nắm được là phương tiện để phát triển tư duytoán học cho trẻ, góp phần thực hiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ.

Việc phát triển tư duy logic cho trẻ 5-6 tuổi đúng lúc và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, lứa tuổi đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ. Thông qua hoạt động làm quen với toán trẻ sẽ nắm được những kiến thức sơ đẳng về tập hợp con số, phép đếm, về kích thước và hình dạng các vật, trẻ biết định hướng trong không gian và thời gian, sắp xếp theo quy luật… Các hoạt động làm quen với toán còn có vai trò đặc biệt trong sự phát triển hứng thú học tập và những kỹ năng nhận biết cho trẻ. Sự hứng thú của trẻ chính là thái độ tích cực với thế giới xung quanh mình. Trẻ luôn cố gắng vượt qua giới hạn của những điều đã biết và luôn thích tìm tòi khám phá, ứng dụng những điều đã biết đó một cách sáng tạo vào trong cuộc sống hằng ngày. Vì vậy nhiệm vụ của nhà sư phạm trước tiên là tạo sự hứng thú cho trẻ để phát huy một cách cao nhất tính tích cực nhận thức cho trẻ.

  1. THỰC TRẠNG
  2. Thuận lợi

-Được sự giúp đỡ tận tình của BGH, các đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, nhà trường có cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị đầy đủ.

– Nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi và các đồng nghiệp khác trong trường được dự giờ các hoạt động chuyên đề ở trường mình và trường bạn, thường xuyên thăm lớp dự giờ đồng nghiệp để học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.

– Bản thân luôn tìm tòi, sáng tạo, có tinh thần học hỏi, yêu nghề mến trẻ và nhiệt tình trong công tác.

– Việc phát triển tư duy logic cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán được tổ chức qua một số trò chơi và các bài tập thực hành có nhiều màu sắc, luôn thu hút trẻ tích cực tham gia hoạt động.

– Mặt khác cũng được sự giúp đỡ của phụ huynh học sinh ủng hộ các nguyên vật liệu, phế liệu phế phẩm để làm đồ dùng dạy học giúp trẻ có nhiều hứng thú khi học.

  1. Khó khăn

– Qua cách tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động làm quen với toán trên giờ học, lúc đầu tôi thấy đa số trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động nhưng khả năng tư duy, đặc biệt là tư duy logic chưa cao.

– Một số trẻ chưa qua lớp chồi nên còn nhút nhát, còn hạn chế về các kỹ năng tư duy nên chưa tích cực tham gia hoạt động.

III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

Từ những kết quả khảo sát thực tế tôi đã nắm về khả năng tư duy logic cũng như sự hứng thú của trẻ trong hoạt động làm quen với toán.

Qua thực tế chăm sóc giảng dạy trong nhiều năm và thường xuyên được trực tiếp dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy đa số trẻ mầm non đặc biệt là trẻ mẫu giáo đều thích khám phá những cái mới lạ xung quanh mình, ham hiểu biết, thích vui chơi và chủ yếu là “Học bằng chơi, chơi mà học”.

Chính vì vậy, các hoạt động học tập của trẻ phải được tổ chức dưới dạng trò chơi, chơi mà vẫn đảm bảo kiến thức cho trẻ mới thu hút, hấp dẫn trẻ tham gia vào giờ học đạt kết quả cao.

Dựa vào đặc điểm của trẻ và thực tế trên, tôi đã sưu tầm những tài liệu có liên quan đến việc phát triển tư duy logic cho trẻ 5-6 tuổi tronghoạt động làm quen với toán để học tập nghiên cứu.Tôi luôn suy nghĩ và đặt ra câu hỏi mình phải làm gì? Làm như thế nào? Để phát triển khả năng tư duy logic cho trẻ, gây hứng thú, phát huy được tính tích cực của trẻ, giúp trẻ luôn có khả năng tư duy, sáng tạo để lĩnh hội được nhiều kiến thức trong cuộc sống. Từ những suy nghĩ trên tôi đã đi sâu vào tìm tòi, suy nghĩ đưa ra một số biện pháp để phát triển khả năng khả năng tư duy logic và hứng thú tích cực của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán. 

1.Thường xuyên tổ chức các bài tập thực hành, các trò chơi học tập, trò chơi đòi hỏi sự nhanh trí để phát triển tư duy logic cho trẻ trong hoạt động làm quen với toán.

Các bài tập thực hành, các trò chơi học tập đòi hỏi sự nhanh trívừalà những phương tiện dạy học, vừa là hình thức dạy học cho trẻ nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức cho trẻ. Thông qua các bài tập, trò chơi này trẻ sẽ hứng thú khám phá những điểm mới của bài học, tạo được sức hút mạnh mẽ của trẻ vào bài học và giúp trẻ khắc sâu trí nhớ, phát triển các kỹ năng tư duy như: phân tích, so sánh, tổng hợp…về những biểu tượng toán họcvà trẻ hứng thú tích cực hoạt động.

Ví dụ 1:

Trong hoạt động làm quen với toán với đề tài: “Ôn hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật” (Chủ đề trường mầm non) tôi cho trẻ chơi trò chơi “Tìm hình”. Qua trò chơi, trẻ củng cố được các hình đã học đồng thời rèn luyện cho trẻ khả năng phân tích quy luật phát triển tư duy logic.

Chuẩn bị:

Tranh vẽ một số hình vuông, tam giác, chữ nhật, hình tròn có kích thước khác nhau và có nhiều màu sắc được sắp xếp theoquy luật.

Cách chơi:

Chia lớp thành 4 nhóm chơi, mỗi nhóm có 1 tranh vẽ về các hình đã được sắp xếp theo quy luật (cân đối, hình giống nhau, màu sắc giống nhau, hình có kích thước nhỏ xếp sát mép dưới của hình có kích thước lớn). Các nhóm sẽ thảo luận phân tích quy luật, gọi tên các hình và tìm ra một hình có các tổ hợp không theo quy luật đó (hình nào xếp không cân đối, hình nào xếp không giống nhau, hình nào màu sắc không giống nhau, hình nào không xếp sát mép dưới…). Thời gian cho các nhóm là một bản nhạc.

Ví dụ 2:

Trong hoạt độnglàm quen với toán “dạy trẻ số lượng 7, nhận biết số 7” chủ đề: Thế giới động vật (Động vật sống trong rừng), tôi cho trẻ chơi trò chơi “Ai tinh mắt hơn”. Qua trò chơi này trẻ vừa được rèn luyện khả năng quan sát, ghi nhớ vừa được củng cố kỹ năng đếm, thêm bớt, biết nhóm có số lượng là 7.

Chuẩn bị:

2 bức tranh về các con vật trong rừng đang tham gia vào lễ hội hóa trang trên máy tính.

Cách chơi:

Chia lớp thành 2 nhóm chơi. Mỗi nhóm quan sát một bức tranh. Cô lần lượt mở từng tranh cho trẻ quan sát, tạo tình huống cho trẻ: “Trong rừng sâu, các loài động vật đang tổ chức lễ hội hóa trang”, nhóm 1: yêu cầu trẻ quan sát, đếm, kể têncác con vật. Nhóm 2: Trẻ quan sát tranh và cô nói “Lại có thêm một số con vật đến tham dự lễ hội nữa đấy”, yêu cầu trẻ đếm xem có tất cả bao nhiêu con vật và có bao nhiêu con vật mới đến thêm rồi kể tên con vật đó. Sau đó cho trẻ đổi nhóm cho nhau quan sát, cùng nhau thảo luận và ghi nhớ để nói tên các con vật và có bao nhiêu con? Nhóm nào nói nhanh và chính xác là thắng cuộc.

Trò chơiAi tinh mắt hơn”

Ví dụ 3:

Vận dụng trò chơi học tập “Trúc xanh” (ở các chủ đề) để phát triển tư duy logic cho trẻ trong hoạt động làm quen với toán thông qua góc học tập ởhoạt động vui chơi. Qua trò chơi này giúp trẻ luyện trí nhớ và biết xếp tương ứng với số lượng.

Chuẩn bị:

Bộ gồm 12 thẻ bài: 6 thẻ số với các chữ số khác nhau trong phạm vi 10 và 6 thẻ còn lại vẽ số lượng đối tượng phù hợp với các số đã ghi.

Cách chơi:

Cho 2 hoặc 3 trẻ chơi.

Úp tất cả các quân bài. Lần lượt mỗi trẻ được lật 2 thẻ bài. Nếu 2 thẻ phù hợp với nhau về số và số lượng thì trẻ đó được 2 thẻ này. Nếu không phù hợp thì phải úp 2 quân bài này ở vị trí cũ. Đến lượt trẻ khác lật 2 thẻ. Trò chơi cứ thế tiếp tục cho đến khi khôngcòn thẻ úp nữa thì trẻ nào có số thẻ nhiều hơn là thắng.

      Ví dụ 4:

Cũng trong góc học tập ở chủ đề “Động vật sống dưới nước” tôi đã sưu tầm những “Vỏsò” để làm thành bài tập cho trẻ thực hành để phát triển tư duy logic cho trẻ. Thông qua bài tập này trẻ được rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng đếm, kỹ năng phân loại vỏ sò (Theo màu sắc, hình dạng,kích thước, hoa văn trên vỏ sò)

Từ những vỏ sò sưu tầm với những hình dạng, kích thước, hoa văn khác nhau, tôi đã sơn màu để làm thành bộ đồ chơi học tập cho trẻ.

Khi trẻ chơi tôi sẽ yêu cầu trẻ quan sát những vỏ sò thật kỹ, đếm xem có tất cả bao nhiêu vỏ sò đang được bầy ở trên bàn sau đó yêu cầu trẻ phân loại vỏ sò theo màu sắc, hình dạng, kích thước, hoa văn trên vỏ sò rồi trẻ sẽ đếm lại xem mỗi loại có bao nhiêu vỏ sò

Ngoài vỏ sò, vỏ hến tôi còn sử dụng nắp chai, hạt cao su… làm thành bộ đồ chơi học tập để phát triển tư duy logic cho trẻ 5-6 tuổi (sử dụng trong các chủ đề). Cũng trong góc học tập tôi cho trẻ chơi các trò chơi với nắp chai, trẻ quan sát, phân loại nắp chai theo màu sắc, kích thước…và đếm số nắp chai trong mỗi loại. Sau đó trẻ sẽ suy nghĩ, thảo luận từ những nắp chai đó trẻ chơi được những trò chơi gì? Qua đó phát triển khả năng quan sát, phân loại, tư duy cho trẻ.

Ví dụ 5:

Trong giờ hoạt động chiều, sinh hoạt ngoại khóa tôi cho trẻ chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”(Chủ đề: Nhu cầugia đình). Qua trò chơi này rèn luyện cho trẻ sự tập trung chú ý, phát triển khả năng quan sát, luyện tập so sánh, đếm và diễn đạt được các điểm khác nhau về vị trí sắp đặt các vật trên mặt phẳng.

Chuẩn bị:

Tranh lớn khổ A3, vẽ hoặc dán vào 2 nửa tranh cùng một nội dung nhưng có các chi tiết khác biệt.

Cách chơi:

Chia lớp thành 3-4 nhóm, mỗi nhóm 5-6 trẻ. Chuẩn bị cho mỗi nhóm một tờ tranh khổ lớn A3 (như chuẩn bị ở trên). Cho trẻ thảo luận và tìm ra các điểm khác nhau của 2 bức tranh trên khổ A3, đánh dấu vào các điểm khác nhau đó,

đếm số lượng điểm khác nhau đó và viết số tương ứng. Thời gian cho các nhóm là một bản nhạc. Kết thúcbản nhạc, mỗi nhóm cử 1 đại diện lên diễn đạt lại sự khác nhau đó. Nhóm nào trả lời nhanh và tìm đúng các điểm khác biệt là thắng

Trò chơi “Ai nhanh hơn”

Ví dụ 6:

Trong hoạt động làm quen với toán (Chủ đề thế giới thực vật) ở phần củng cố ôn luyện số lượng cho trẻ trong phạm vi 10 tôi cho trẻ chơi trò chơi “Thử tài thách trí”. Thông qua trò chơi giúp trẻ nâng cao khả năng quan sát, so sánh, phân loại, đếm; phát triển tư duy logic.

Chuẩn b:

3 tranh “Những bông hoa đẹp” (khổ A3)

Bút chì hoặc thẻ số

Cách chơi:

Chia trẻ thành 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm một bức tranh “Những bông hoa đẹp”. Các nhóm cùng nhau quan sát thật kỹ bức tranh, cùng nhau thảo luận để phân loại những bông hoa theo màu sắc, hình dạng cánh hoa…Sau đó đếm xem có bao nhiêu loại hoa, mỗi loại hoa có bao nhiêu bông hoa. Trẻ lấy bút chì viết số hoặc gắn thẻ số tương ứng. Nhóm nào tìm nhanh và phân loại đúng, đếm đúng số bông hoa trong mỗi loại là thắng cuộc

Ví dụ 7:

Khi tổ chức cho trẻ ôn về các hình hình học, tôi đã sưu tầm bài tập “Ghép hình” để cho trẻ chơi trong góc học tập của hoạt động vui chơi (ở các chủ đề). Ở trong trò chơi này trẻ phải quan sát thật kỹ các đặc điểm phần lồi lõm của các hình bên phải để ghép với hình bên trái tạo thành một hình chữ nhật hoặc trẻ phải tìm được hình đối xứng qua màu sắc, đặc điểm của hình ở bên dưới ghép vào hình ở bên trên. Qua đó vừa củng cố cho trẻ về phía bên phải, phía bên tráiđồng thời rèn cho trẻ kỹ năng quan sát phân tích, tổng hợp để lựa chọn đúng hình, giúp trẻ nâng cao khả năng nhận biết hình dạng, phát triển tư duy logic cho trẻ.

Ví dụ 8:

Trong chủ đề “Thế giới thực vật” tôi đã sưu tầm bài tập “Những chiếc lá thú vị” để củng cổ về các hình học (hình vuông to, hình tròn, hình tam giác, hình vuông nhỏ) đồng thời rèn khả năng chuyển đổi tư duy cho trẻ, tổ chức cho trẻ chơi trong góc học tập của hoạt động vui chơi. Trong bài tập này trẻ nhận diện 4 loại lá cây khác nhau và ghi kí hiệu cho mỗi loại lá cây tương ứng với một hình học sau đó trẻ phải quan sát phân tích và ghi tiếp những kí hiệu vào dòng còn trống cho tương ứng với từng loại lá cây. (Có thể cho trẻ tô màu các hình vuông to, hình tròn, hình tam giác, hình vuông nhỏ theo ý thích của trẻ để khi trẻ vẽ hình theo cách sắp lá cây, thì các hình đó được sắp xếp theo quy luật về màu sắc

Ví dụ 9:

Ở chủ đề “Bản thân” khi cho trẻ xác định không gian phía trước, phía sau tôi cũng sưu tầm bài tập thực hành “Các bạn nhỏ uống nước” để cho trẻ chơi trong góc học tập của hoạt động vui chơi. Trong bài tập này trẻ cũng quan sát kỹ vị trí của 3 bạn nhỏ và các đồ vật (Phía trước, phía sau) rồi tìm ở hình bên dưới xem đâu là những ly nước của 3 bạn nhỏ đó. Qua trò chơi rèn khả năng quan sát, phân tích, nâng cao khả năng nhận biết không gian, phát triển tư duy logic cho trẻ.

Ví dụ 10:

Ở hoạt động chiều, hoạt động ngoại khóa (trong các chủ đề) tôi cho trẻ chơi trò chơi “Truy tìm kho báu”.Qua trò chơi này rèn luyện cho trẻ sự tập trung chú ý, phát triển khả năng quan sát, phán đoán, định hướng không gian.

Chuẩn bị:

Tranh lớn khổ A3 vẽ các “mê cung” để dẫn đến kho báu, bút màu

Cách chơi:

Chia lớp thành 3-4 nhóm, mỗi nhóm 5-6 trẻ. Chuẩn bị cho mỗi nhóm một tờ tranh khổ lớn A3 (như chuẩn bị ở trên). Cho trẻ thảo luận và tìm ra đường đi để đến kho báu sau đó trẻ lấy bút màu đánh dấu vào các đường đi đó. Thời gian cho các nhóm là một bản nhạc. Kết thúcbản nhạc nhóm nào tìm nhanh và tìm đúng đường đi đến kho báu là thắng cuộc.

Mê cung truy tìm kho báu

2.Vận dụng sáng tạo một số trò chơi kisdmart trong ngôi nhà toán học của Millie để phát triển tư duy logic cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán.

Chương trình kidsmart là một chương trình có rất nhiều trò chơi mang nội dung học tập. Từ chương trình kidsmart tôi đã sáng tạo ra một số trò chơi để dạy trẻ, ôn luyện cho trẻ làm quen với toán mọi lúc mọi nơi, thông qua các trò chơi này trẻ được rèn luyện các kỹ năng đọc, đếm, thêm bớt, giải toán một cách nhanh nhạy, kích thích sự ham hiểu biết, giúp trẻ mạnh dạn tự tin. Phát triển ở trẻ các kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp để phát triển tư duy logic cho trẻ 5-6 tuổi.

Ví dụ 1:

Trong hoạt động vui chơi ở góc học tập (Chủ điểm gia đình)tôi cho trẻ chơi trò chơi:Ai nhớ giỏi” (ứng dụng từ trò chơi “Bé vừa, bé xíu, bé bự” trong ngôi nhà toán học của Millie), qua trò chơi này trẻ so sánh kích thước to, nhỏ của các đồ vật vàphát triển khả năng ghi nhớ những hình theo yêu cầu. Phát triển tư duy cho trẻ.

Cách chơi:

Tôi chuẩn bị 3 cái bàn, ở trên bàn tôi để rất nhiều đồ dùng trong gia đình lớn, vừa và nhỏ nằm lẫn lộn.

Tôi yêu cầu 1 trẻ đứng lên quan sát và ghi nhớ những đồ vật có kích thước lớn trong vòng 10 giây, sau đó quay lưng lại phía các bạn và đọc to tên các đồ vật mà chúng nhớ được, tôi sẽ ghi lại tên các đồ vật đó trên bảng.

Tương tự cho trẻ nhớ và đọc lại những đồ vật có kích thước vừa và nhỏ.

Sau khi trẻ đọc xong tôi và trẻ ở dưới sẽ kiểm tra lại xem bạn nhớ có đúng không bằng cách kiểm tra tên đồ vật tôi ghi trên bảng và đồ vật trên bàn. Sau đó cho trẻ đánh giá là bạn nào nhớ giỏi nhất.

Tôi có thể thay đổi những đồ vật khác nhau về chiều dài, chiều cao…

Ví dụ 2:

Khi cho trẻ hoạt động ngoài trời ở chủ đề “Trường tiểu học” tôi cho trẻ chơi trò chơi: “Đổi số” (ứng dụng từ trò chơi “Làm toán” trong ngôi nhà toán học của Millie) với mục đích trẻ nghe và nhận ra ký hiệu số, phản xạ nhanh, chuyển đổi vị trí chính xác, rèn khả năng xác định vị trí trong không gian. Phát triển tư duy cho trẻ.

Cách chơi:

Viết trên sân nhiều con số, mỗi con số khoanh tròn lại to hơn hai bàn chân của trẻ, số lượng số ít hơn số trẻ là 1.

Cho trẻ bước vào con số mình chọn. Một trẻ ở ngoài gọi to: “Các bạn có số 1,5 đổi chỗ”. Khi trẻ hô xong trẻ phải cùng chạy vào con số nào trống, những bạn có số vừa gọi không nhanh chân đổi sẽ bị ra ngoài và gọi tiếp các số khác. (Lúc đầu gọi 2 số, sau tăng lên 3-5 số, rồi tất cả các số)

Ví dụ 3:

Trò chơi “Tìm kho báu” (sáng tạo từ trò chơi “truy tìm hạt đậu” trong ngôi nhà không gian và thời gian của Trudy)tôi vận dụng trò chơi này để ôn cho trẻ trong hoạt động: xác định vị trí phía phải, phía trái, phía trước, phía sau của các đối tượng, phát triển khả năng phân tích, định hướng không gian, phát triển tư duy logic cho trẻ.

Tôi cho trẻ chơi ở địa điểm rộng, thoáng mát, sạch sẽ. Tôi dùng phấn vẽ thành các ô vuông nhỏ, sau đó tôi đặt ở ô bất kỳ một hộp quà để cho trẻ chơi đi tìm kho báu. Tôi yêu cầu trẻ: “Để tìm được kho báu thì con phải đi về phía trước 3 ô, rẽ sang phải 2 ô rồi tiến về trước 3 ô và rẽ sang trái 1 ô…” khi tìm được kho báu rồi thì tôi yêu cầu trẻ nói xem tìm được đồ vật gì và tìm như thế nào? Lúc đầu thì tôi cho cá nhân trẻ chơi, sau khi trẻ chơi thành thạo thì tôi chia thành các tổ cho trẻ chơi.

*       *      
  *           *
               
      *        
  *         *  
               
*       *     *
               

 

 

Xuất phát

(Những dấu * là vị trí của các kho báu)

Ví dụ 4:

Ở hoạt động dạy trẻ về số lượng, trò chơi củng cố giúp trẻ nhận biết mặt chữ số và thứ tự các số theo chiều tăng dần hoặc giảm dần, phát triển tư duy logic cho trẻ tôi cho trẻ chơi trò chơi: “Nối số ra hình” (ứng dụng từ ngôi nhà toán học của Millie), (Trò chơi này cũng áp dụng cho nhiều chủ đề)

Cách chơi:

Chuẩn bị những tranh vẽ hình mờ sẵn, có nhiều chi tiết, mỗi chi tiết viết các con số từ 1 đến 10 hoặc từ 1 đến 20.

Cho trẻ chơi theonhóm. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, trẻ sẽ thảo luận và dùng bút nối các con số từ 1 đến 20 ở các chi tiết, sau khi nối xong trẻ nói tên của bức hình rồi tô màu bức hình, có thể vẽ thêm một số họa tiết để tạo một bức tranh theo ý thích. Nhóm nào nối đúng và trả lời nhanh, tạo được bức tranh đẹp là thắng cuộc

Ví dụ 5:

Trò chơi: Tìm vật dấu ở đâu? (ứng dụng từ ngôi nhà toán học của Millie) trẻ sẽ tư duy để xác định vị trí các đồ vật. Với trò chơi này tôi dạy trẻ xác định vị trí các đồ vật trong chủ điểm ngành nghề (hoặc ở các chủ đề), phát triển tư duy trừu tượng.

Cách chơi:

Ngôi sao dấu dưới vật cách con thuyền 4 mắt xích, trẻ sẽ dùng dây xích đo từ con thuyền sao cho khoảng cách vừa 4 mắt xích, trẻ tìm ra được ngôi sao được dấu ở dưới đồ vật nào.

Hoặc tôi chuẩn bị những dải giấy màu (mỗi màu có chiều dài khác nhau). Khi chơi yêu cầu trẻ tìm ngôi sao cách ngôi nhà 5 dải giấy màu.

Yêu cầu trẻ tìm ngôi sao với gợi ý của tôi.

Khoảng cách từ thuyền đến nhà là 4 mắt xích
Những dây mắt xích

 

 

 

Những dải giấy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dưới các vật dấu ngôi sao (ngôi sao nằm dưới ngôi nhà)

Ví dụ 6:

Trò chơi:nhảy theolệnh. Tôi ứng dụng trò chơi này dạy trẻ nhận biết phân biệt hình vuông, hìnhchữ nhật, hình tam giác, hình tròn (Chủ điểm bản thân). Qua trò chơi này rèn cho trẻ khả năng quan sát, so sánh, nhận biết, phân biệt các hình. Phát triển tư duy logic cho trẻ.

Cách chơi:

Yêu cầu trẻ nhảy vào hình tròn, hình vuông bên trái, hình chữ nhật bên phải… Cho trẻ đếm xem trẻ nhảy được bao nhiêu hình có góc, cạnh? Bao nhiêu hình không có góc, cạnh?

 

 

 

 

 

 

 

  1. Vận dụng một số trò chơi dân gian phù hợp với trẻ 5-6 tuổi để phát triển tư duy logic trong hoạt động làm quen với toán.

Trò chơi dân gian đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của trẻ với bạn bè, cộng đồng. Nó làm cho thế giới xung quanh trẻ đẹp hơn và rộng mở; làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho trẻ.Những trò chơi dân gian tập cho trẻ biết tuân theonhững quy ước của cuộc chơi.

Nhiệm vụ của trò chơi dân gian ở trẻ 5 tuổi rất đa dạng, để giải quyết được nhiệm vụ của trò chơi đòi hỏi trẻ phải dựa vào vốn kinh nghiệm về các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, trẻ phải biết phân tích, biết tổng hợp, biết liên hệ các sự vật hiện tượng để thực hiện trò chơi của mình. Các hành động chơi của trẻ mẫu giáo 5 tuổi đòi hỏi phải có tính liên tục và tuần tự. Nhiều trò chơi đòi hỏi phải suy nghĩ kỹ trước khi thực hiện động tác chơi như chơi “Ô ăn quan”, “Cờ đi đường” … đây là cơ sở để phát triển tư duy logic cho trẻ.

Trong trò chơi trẻ vừa được hát, đọc những bài đồng dao mà chúng yêu thích và thực hiện những hành động chơi, do vậy trò chơi dân gian càng hấp dẫn với trẻ. Bên cạnh đó, do vốn hiểu biết về môi trường xung quanh của trẻ ngày càng phong phú nên trẻ rất thích thú với những nguyên vật liệu chơi, thích tìm kiếm và dùng các vật liệu khác nhau để làm đồ chơi phục vụ trò chơi của mình.

Mối quan hệ giữa cô giáo và trẻ 5 tuổi trong trò chơi dân gian ngày càng gần gũi. Cô giáo vừa như người bạn cùng chơi với trẻ, vừa như người hướng dẫn trẻ chơi. Chính nhờ sự giúp đỡ của cô giáo mà trẻ có thể tự lựa chọn nguyên vật liệu để làm đồ chơi, tự chọn trò chơi và có thể tự tổ chức các trò chơi dân gian mà mình yêu thích.

Trong hoạt động cho trẻ làm quen với những biểu tượng toán sơ đẳng thì trò chơi dân gian cũng góp phần không nhỏ trong việc củng cố cho trẻ về phép đếm, so sánh, định hướng trong không gian…Qua đó phát triển tư duy logic cho trẻ.

Ví dụ 1

Ở chủ điểm “Hiện tượng thiên nhiên” trong hoạt động làm quen với toán “Ôn số lượng trong phạm vi 6”, tôi vận dụng trò chơi “Đếm sao” để cho trẻ xếp đúng thứ tự từ 1-6. Qua trò chơi này, trẻ vừa biết kết hợp lời hát vừa gắn đúng số thứ tự từ 1 đến 6 và biết đếm ngược lại. Thông qua đó rèn kỹ năng quan sát, đếm, phân tích, phát triển tư duy cho trẻ.

Cách chơi:

Trẻ sẽ được xem cảnh bầu trời với trăng sao trên máy vi tính, nghe và cùng hát bài “đếm sao” “Một ông sao sáng, hai ông sáng sao, ba ông sao sáng, sáng chiếu muôn ánh vàng, 4 ông sáng sao, kìa 5 ông sao sáng, kìa 6 ông sáng sao trên trời cao”

Khi trẻ chơi: Trẻ sẽ hát theo nhạc không lời từng câu từ “một ông sao sáng” thì trẻ sẽ lấy 1 ngôi sao nhỏ gắn lên bảng, khi hát 2 ông sao sáng thì lấy 2 ông sao nhỏ gắn lên bảng… Cứ như vậy vừa hát vừa gắn cho đến hết 6 ngôi sao. Trẻ chơi lần lượt, nếu trẻ nào gắn sai thì phải chơi lại từ đầu. Đầu tiên trẻ chơi chưa thành thạo, lúc này tôi sẽ cho trẻ nghe nhạc có lời nhưng về sau trẻ được chơi từ lần này sang lần khác thì đổi nhạc không lời.  Vì vậy trẻ năng động hơn, thích thú hơn và chơi rất tốt ở những lần sau.

Không những trẻ thích thú mà bài hát đó trẻ thuộc lời một cách nhanh chóng, sau đó trẻ sẽ nghe nhạc không lời và gắn đúng hơn các vị trí của ngôi sao và đếm đúng số lượng.

 

 

 

 

 

 

 

 

Chơi trò chơi “ đếm sao”

Ví dụ 2:

Ở hoạt động vui chơi trong góc nghệ thuật, chủ điểm “Bản thân” tôi cho trẻ chơi trò chơi dân gian “Thìa la thìa lảy” để củng cố cho trẻ về phép đếm, xác định tay phải tay trái, định hướng trong không gian, góp phần phát triển tư duy logic cho trẻ.

* Cách chơi:

Hai nguời chơi ngồi đối mặt nhau, vừa hát vừa theo nhịp đập lòng bàn tay vào nhau: hoặc đập thẳng, hoặc đập chéo (1 bạn tay phải, 1 bạn tay trái), hoặc một cao một hạ thấp, hoặc kết hợp nhiều cách khác nhau.

Trẻ hát lời bài hát chê thói hư tật xấu của các cô gái lười:

Thìa la thìa lảy,
Con gái bảy “tài”
Ngồi lê là một,
Dựa cột là hai.
Thày lay là ba
ăn quà là bốn
Trốn việc là năm
Hay nằm là sáu
Láu táu là bảy
……………

Sau khi trẻ hát xong cô cho trẻ kể lại các “tài” của con gái và đếm lại.

 

 

 

 

 

 

 

 

Trẻ chơi “Thìa la thìa lẩy”

Ví dụ 3:

Với trò chơi: “Cắp cua”,tôi cho trẻ chơi trong hoạt động làm quen với toán dạy về số lượng, ở phần hướng dẫn bài cũng như ôn luyện, luyện tập về số lượng từ 1 đến 10 hoặc trẻ có thể chơi cắp cua với số lượng nhiều hơn: tôi yêu cầu trẻ “cắp” số lượng 7,8,9… con cua, sau khi trẻ tiến hành “cắp” tôi kiểm tra lại kết quả và trò chơi được tiếp tục…; cũng trong hoạt động làm quen với toántôi cho trẻ chơi theo hình thức thi đua xem trẻ nào “cắp” được nhiều cua là thắng, nhằm rèn khả năng đếm số lượng cho trẻ và kích thích tính tư duy. Tuy vậy, muốn đạt được yêu cầu chơi như trên tôi không lấy nguyên trò chơi “cắp cua” mà cần cải biên một chút theo yêu cầu đề tài mà tôi đang dạy (sỏi đá, hạt cao su, quả nhỏ…)

Trò chơi: “Cắp cua” cải biên:

Cách chơi:

Mỗi trẻ có 1 cái rổ đựng cua. Khi nghe có hiệu lệnh “cắp cua” thì tất cả trẻ dùng 10 ngón tay đan vào vào nhau nắm lại, chỉ để 2 ngón duỗi thẳng ra làm càng cua. Người chơi dùng 2 ngón tay lần lượt cắp từng viên sỏi nhưng không được chạm viên sỏi khác bỏ vào rổ. Lượt 1 cắp 1 viên, lượt 2 cắp 2 viên, lượt 3 cắp 3 viên…

Luật chơi:

Nếu người chơi khi đang cắp sỏi mà chạm vào viên khác thì không được chơi nữa. Sau khi cắp hết số viên, đếm xem ai cắp được nhiều nhất thì người đó thắng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trẻ chơi “Cắp cua”

Ví dụ 4:

Ở chủ đề “Trường mầm non” Đề tài “Ôn hình vuông, tam giác, chữ nhật, hình tròn” tôi chọn trò chơi “Đánh banh thẻ” chơi theo trò chơi “chơi chuyền”. Qua trò chơi này giúp trẻ củng cố lại các hình học mà trẻ đã biết. Rèn khả năng nhanh nhẹn, khéo léo, Quan sát, phân tích, tổng hợp, phát triển tư duy logic cho trẻ.

Cách chơi:

Chia trẻ thành nhiều nhóm nhỏ. Mỗi nhóm 5 trẻ. Các trẻ sẽ “oẳn tù tì” xem ai được quyền đi trước. Dùng 3 cây thẻ nắm ngay chính giữa xoay tròn rồi thả nhẹ xuống nền nhà, để 3 cây thẻ làm sao có thể tạo thành hình tam giác, dùng 1 cây thẻ khác chấm đầu thẻ vào hình tam giác đó cố gắng sao cho đầu đũa không chạm vào thẻ, thế là người chơi đã ghi 1 điểm. Sau khi thua phải nhường quyền cho bạn chơi. Cứ tiếp tục như vậy cho đến hết bạn chơi, bạn nào được nhiều điểm là thắng. Lần sau chơi thảy và xếp thành hình vuông, hình chữ nhật,…mỗi lần chơi tạo thành hình khác nhau.

Cũng trò chơi “Đánh banh thẻ” và cho trẻ chơi ở hoạt động làm quen với toán. Đề tài “ôn các số từ 1 đến 10” thì trẻ chơi cầm giữa bó thẻ, trái banh được tung lên cao và kịp dộng đứng bó thẻ xuống nền nhà 2 lần, tiếp tục không ngừng đếm số chẵn 2,4,6,8,10 cho kịp bắt được trái banh. Nếu không làm rơi quả banh được 1 điểm. Trò chơi tiếp tục bàn hai đến khi thua. Lần 2 cho trẻ vừa chơi vừa đọc những số lẻ. Cứ như vậy trẻ vừa được đọc, vừa được chơi nên trẻ rất hứng thú. Hoạt động này nhằm ôn lại các chữ số mà trẻ đã học nên trò chơi tích hợp này sẽ xuyên xuốt trong quá trình học.

Ví dụ 5:

Khi cho trẻ chơi trong hoạt động ngoài trời (Chủ điểm gia đình) tôi cho trẻ chơi trò chơi “Rồng rắn lên mây”.Đây là một trò chơi dân gian giúp trẻ rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, phát huy tinh thần đoàn kết, tôn trọng kỷ luật và khả năng đối đáp. Đồng thời rèn cho trẻ kỹ năng đếm, khả năng định hướng không gian (Trước, giữa, sau), phát triển tư duy cho trẻ.

Cách chơi:

Chia lớp thành 3 nhóm chơi, mỗi nhóm có một bé đứng ra làm thầy thuốc, những bé còn lại sắp hàng một (Cho trẻ đếm số thành viên trong tổ), tay bé sau nắm vạt áo hoặc đặt trên vai của bé phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát: “Rồng rắn lên mây, có cây lúc lắc, có nhà hiển vinh, hỏi thăm thầy thuốc có nhà hay không?”

Sau một lượt đối đáp, cả đoàn rồng rắn bắt đầu chạy trốn và cuộc chơi bắt đầu. Thầy thuốc phải cố bắt cho được người sau cùng (đuôi), trong khi người làm đầu giang tayngăn cản không cho thầy thuốc bắt được khúc đuôi, đoàn rồng rắn phải uốn lượn theo người đứng đầu. Nếu thầy thuốc bắt được khúc đuôi, cuộc chơi lại tiếp tục  từ  đầu  với người làm  đuôi bị  bắt phải thay thế vị trí thầy thuốc. Trong  khi  đuổi bắt, nếu đoàn rồng rắn bị đứt ngang giữa chừng (do buông tay  khỏi  vạt  áo), cuộc  chơi tạm ngừng để nối lại và  tiếp tục trò chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

Cô và trò cùng chơi “Rồng rắn lên mây”

Ví dụ 6:

Trong góc học tập của hoạt động vui chơi (ở các chủ đề), tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ô ăn quan”Đây là một trò chơi dân gian giúp trẻ rèn luyện sự nhanh nhẹn, phán đoán, tôn trọng kỷ luật khi chơi. Đồng thời rèn cho trẻ kỹ năng đếm, khả năng phán đoán, suy luận để tính được “nước đi” của quân mình sao cho ăn được nhiều quân của bên bạn, phát triển tư duy logic cho trẻ.

Cách chơi:

Vẽ một hình chữ nhật được chia đôi theo chiều dài và ngăn thành 5 hàng dọc cách khoảng đều nhau, ta có được 10 ô vuông nhỏ. Hai đầu hình chữ nhật được vẽ thành 2 hình vòng cung, đó là 2 ô quan lớn đặc trưng cho mỗi bên, đặt vào đó một viên sỏi lớn có hình thể và màu sắc khác nhau để dễ phân biệt hai bên, mỗi ô vuông được đặt 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ô.Hai người hai bên, người thứ nhất đi quan với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ tùy vào người chơi chọn ô, sỏi được rải đều chung quanh từng viên một trong những ô vuông cả phần của ô quan lớn, khi đến hòn sỏi cuối cùng ta vẫn bắt lấy ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi quan (bỏ những viên sỏi nhỏ vào từng ô liên tục). Cho đến lúc nào viên sỏi cuối cùng được dừng cách khoảng là một ô trống, như thế là ta chặp ô trống bắt lấy phần sỏi trong ô bên cạnh để nhặt ra ngoài. Vậy là những viên sỏi đó đã thuộc về người chơi, và người đối diện mới được bắt đầu.

Đến lượt đối phương đi quan cũng như người đầu tiên, cả hai thay phiên nhau đi quan cho đến khi nào nhặt được phần ô quan lớn và lấy được hết phần của đối phương. Như thế người đối diện đã thua hết quan.Hết quan tàn dân, thu quân kéo về. Hết ván, bày lại như cũ, ai thiếu phải vay của bên kia. Tính thắng thua theo nợ các viên sỏi. Quan ăn 10 viên sỏi.

Trẻ chơi “Ô ăn quan”

4.Vận dụng một số trò chơi vận động phù hợp với trẻ 5-6 tuổi để phát triển tư duy logic trong hoạt động làm quen với toán.

Với trẻ mẫu giáo, chơi là hoạt động chủ đạo. Hoạt động chơi quyết định sự hình thành, phát triển tâm lý và nhân cách cho trẻ. Chơi là một hoạt động độc lập, tự do, tự nguyện của trẻ mẫu giáo. Qua trò chơi trẻ rèn luyện được tính độc lập của mình. Tính sáng tạo của trẻ cũng được thể hiện rõ nét trong hoạt động chơi. Mầm mống sáng tạo của trẻ bắt đầu được thể hiện trong hoạt động chơi. Ngoài ra tính sáng tạo còn thể hiện khi trẻ biết phối hợp các biểu tượng đã biết vào trò chơi và tự mình điều khiển chúng. Vì thế phương pháp giáo dục thuận lợi nhất là thông qua trò chơi.

Việc phát triển tư duy logic cho trẻ 5-6 tuổi thông qua một số trò chơi vận động có thể tổ chức ở mọi lúc mọi nơi như: hoạt động ngoài trời, hoạt động có học, hoạt động vui chơi hoặc hoạt động chiều …Qua các trò chơi vận động trẻ được khám phá về thế giới xung quanh mình, lĩnh hội được một số biểu tượng toán học sơ đẳng về số lượng, phép đếm, định hướng không gian, rèn một số khả năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp…làm phong phú thêm vốn sống của trẻ.

Ví dụ 1:

Trong hoạt động ngoài trời, chủ điểm “Trường tiểu học” khi cho trẻ ôn về số lượng trong phạm vi 10 tôi cho trẻ chơi trò chơi “Đoàn kết”.Qua trò chơi này rèn khả năng quan sát, nhanh nhẹn, nhận biết được số lượng trong phạm vi các số đã học và chọn đúng nhóm đủ số lượng theo yêu cầu của cô.

Cách chơi:

Trẻ đi tự do, vừa đi vừa hát các bài hát thuộc chủ đề. Khi có hiệu lệnh của cô “Đoàn kết”, trẻ đồng thanh trả lời: “kết mấy, kết mấy”. Cô nói số lượng và yêu cầu trẻ tìm bạn sao cho nhóm của mình có đủ số lượng tương ứng với số lượng cô đưa ra. (Ví dụ: kết 5 bạn thì 5 trẻ nhanh chóng tìm đến với nhau và đứng thành một nhóm). Sau đó cô đến kiểm tra từng nhóm xem có kết bạn đúng theosố lượng cô đã yêu cầu hay không? Nhóm nào tìm đúng thì tuyên dương, nhóm nào tìm chưa đủ số lượng theoyêu cầu của cô thì phải nhảy lò cò.Tổ chức cho trẻ chơi nhiều lần, mỗi lần cô yêu cầu trẻ “kết bạn” với số lượng khác nhau.

Trẻ chơi đoàn kết

Ví dụ 2:

Trên hoạt động cho trẻ làm quen với toán (Chủ đề: Thế giới thực vật, Đề tài: ôn số lượng trong phạm vi 10) tôi cho trẻ chơi trò chơi: “Ai thông minh hơn”. Trong trò chơi này chủ yếu rèn cho trẻ khả năng nghe, phán đoán, so sánh và làm đúng yêu cầu của cô.

Cách chơi:

chia trẻ thành 2 đội. Cô yêu cầu trẻ “Nghe cô đàn bao nhiêu nốt nhạc thì bật, chạy qua chướng ngại vật lên lấy bấy nhiêu “quả” xếp vào giỏ. Sau khi nghe cô đàn thì cô mời lần lượt 2 bạn lên sẽ bật qua các vòng thể dục, chạy qua các chướng ngại vậtlấy đúng số lượng quả xếp vào 2 giỏ theo đúng số tiếng nốt nhạc nghe được. (Ví dụ: cô đàn 3 hoặc 4 hoặc 5 nốt nhạc (Đồ, rê, mi, pha, son…) trẻ xếp 3 hoặc 4 hoặc 5 quả vào giỏ), (mỗi lần cô đàn xong trẻ lấy một loại quả có số lượng tương ứng với các nốt nhạc). Sau mỗi lần trẻ xếp quả xong cô cho trẻ đếm và kiểm tra kết quả xem bạn của mình có lấy đúng số lượng quả tương ứng với các nốt nhạc nghe được hay không? Đội nào lấy đúng số lượng quả theo tiếng đàn là thắng cuộc.

Ví dụ 3:

Hay trong góc nghệ thuật khi cho trẻ vận động ca hát các bài hát theo chủ đề cũng có thể rèn kỹ năng đếm, kỹ năng ghi nhớ, kỹ năng vận động, phát triển tư duy logic cho trẻ. Ở trong chủ đề “động vật” cho trẻ chơi trò chơi “Đóng vai các con vật”: cô cùng trẻ vận động bài “Cá vàng bơi”. Vận động xong cô hỏi trẻ: “Trong bài hát con cá làm những động tác gì?…Trẻ vừa trả lời, vừa giơ tay đếm (bơi, ngoi, lặn, múa), tất cả có 4 động tác. Cô yêu cầu trẻ hát đến động tác nào thì trẻ cùng làm 5 lần động tác đó, (Trẻ đếm đến số nào thì làm bấy nhiêu lần). Khi trẻ làm cô đếm số lần vận động của trẻ (như hát “cá vàng bơi trong bể nước” trẻ làm động tác cá bơi theo lời đếm của cô:1,2,3,4,5.

Ngoài bài hát về con cá, cô cùng trẻ còn vận động bài hát “gà trống mèo con và cún con”, tương tự cho trẻ đếm xem có bao nhiêu con vật trong bài hát, cho trẻ bắt chước tiếng kêu của các con vật và đếm tiếng kêu đó.

Ví dụ 4:

Trong giờ hoạt động chiều dạy trò chơi mới, tôi cho trẻ chơi trò chơi: “Thỏ con tìm chuồng” chủ đề “Thế giới động vật”. Qua trò chơi này củng cố cho trẻ nhận biết được một số hìnhhọc, củng cố kỹ năng đếm,kỹ năng phân biệt, phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ cho trẻ.

Chuẩn bị:

Một số hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật.

Cách chơi:

Cô phát cho mỗi trẻ một hình hình học (hình vuông hoặc hình chữ nhật hoặc hình tam giác hoặc hình tròn). Trẻ vừa đi vừa hát các bài hát thuộc chủ đề. Hát xong bài hát, có hiệu lệnh “Thỏ con tìm chuồng” thì các trẻ có các hình cầm trong tay sẽ tìm “chuồng” tương ứng với các hình của mình. Sau khi “Thỏ” tìm đúng “chuồng” của mình cho 1 trẻ đếm số thành viên trong nhóm và so sánh xem nhóm nào có nhiều thành viên hơn. Trẻ nào không tìm đúng nhóm sẽ phải nhảy lò cò.

5.Tận dụng môi trường toán học ở mọi lúc, mọi nơi để phát triển tư duy cho trẻ.

Do diện tích phòng còn hạn chế nên tôi đã tận dụng các mảng tường trong lớp học để phát triển tư duy cho trẻ trong hoạt động làm quen với toán như: mảng “Nấc thang toán học” trẻ có thể vẽ các nhóm số lượng, viết các chữ số theo từng đề tài học hay mảng “Ai thông minh hơn”, ở mảng này trẻ vẽ các hình, khối, vẽ số lượng đồ vật, con vật, nối số tương ứng, viết chữ số, so sánh về hình dạng, kích thước….theo từng chủ đề. Qua đó phát triển ở trẻ tất cả các kỹ năng của tư duy: Quan sát, phân tích, nhận biết, so sánh, tổng hợp và vận dụng.

Không chỉ tạo môi trường toán học cho trẻ ở trong lớp học mà tôi còn tạo cho trẻ bất kỳ thời điểm nào có thể ở xung quanh trẻ.

Ví dụ: Khi cho trẻ đi tham quan, đi dạo, tôi hỏi trẻ “Trong sân trường có bao nhiêu loại cây, mỗi loại có bao nhiêu cây?Có bao nhiêu đồ chơi. v.v…hoặc khi đến giờ ăn trẻ xếp đĩa và khăn cho mỗi bàn, yêu cầu trẻ phải biết lấy đủ số đĩa cho mỗi bàn, như thế trẻ đã biết sắp xếp tương ứng 1 – 1, tôi luôn tận dụng mọi cơ hội để có thể hình thành các biểu tượng về toán để phát triển tư duy logic cho trẻ. Hay khi tổ chức cho trẻ chơi hoạt động vui chơi, chơi“ bán hàng”, khi trẻ đi mua và bán, yêu cầu trẻ phải đếm số hàng, đưa số tiền đúng với yêu cầu của người bán. Ở góc xây dựng yêu cầu trẻ xây mô hình ngôi nhà của bé, yêu cầu phía trước ngôi nhà có gì, phía sau có gì…Môi trường toán học cho trẻ là rất phong phú,nếu biết tận dụng vào dạy trẻ làm quen với toán thì rất có hiệu quả, trẻ vừa học vừa chơi, trẻ học mà không biết mình đang học, qua đó phát triển tư duy cho trẻ rất nhiều.

  1. Phối hợp cùng phụ huynh để tổ chức các hoạt động làm quen với toán phát triển tư duy cho trẻ.

Việc cho trẻ luyện tập, thực hành khi làm quen với toán cần rất nhiều nguyên liệu khác nhau như lịch cũ, chai nhựa, hộp nhựa, các loại hạt, vỏ sò vỏ hến… Vì vậy, tôi thường xuyên phối hợp chặt chẽ cùng phụ huynh đóng góp các nguyên liệu để giúp trẻ thực hành có nội dung phong phú hơn. Tôi xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết về nội dung, cách làm và thời gian cho trẻ thực hiện. Sau đó tôi trao đổi với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ hàng ngày để các bậc phụ huynh hiểu được mục đích, yêu cầu và hiệu quả của việc cho trẻ luyện tập thực hành khi làm quen với toán, từ đó có sự hỗ trợ về các nguyên vật liệu để thực hiện các hoạt động tại lớp.

  1. KẾT LUẬN

I.KẾT QUẢ

Trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn, t«i thÊy trÎ rÊt høng thó, ph¸t triÓn kh¶ n¨ng t­ duy cao. Trẻ có hứng thú tham gia các hoạt động làm quen với toán, trẻ đã phát huy được tính tích cực, chủ động trong các hoạt động. Trẻ đã nhận biết được 10 chữ số, thêm bớt thành thạo trong phạm vi 10, nhận được các hình khối cơ bản. Trẻ đã xác định được vị trí trong không gian, có khả năng so sánh, phân tích tìm ra quy luật, phán đoán rất tốt, phát triển tư duy qua các trò chơi học tập, bài tập thực hành, trò chơi kisdmart, trò chơi dân gian, trò chơi vận động… Thông qua các trò chơi, trẻ hứng thú tích cực hơn trong các hoạt động, đồng thời lĩnh hội được khối lượng kiến thức rất nhiều nhưng rất nhẹ nhàng thoải mái.Trẻ mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên hơn.Qua đó khơi gợi ở trẻ nhu cầu khám phá sự vật hiện tượng xung quanh, biết tự khám phá bằng nhiều giác quan và có sự trao đổi với cô với bạn.

Đối với tôi là giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi đã có thêm nhiều trò chơi học tập, bài tập thực hành, trò chơi dân gian, trò chơi vận động, trò chơi kisdmart để lựa chọn đưa vào góc học tập trong hoạt động vui chơi hoặc trong các hoạt động hàng ngày để tạo hứng thú và giúp trẻ phát triển tư duy logic một cách tích cực.

Bên cạnh đó, tôi cũng có thêm kiến thức, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thông qua việc sử dụng các bài tập thực hành,  trò chơi (dân gian, kismart, vận động…) trong góc học tập của hoạt động vui chơi và trong các hoạt động hàng ngày nhằm phát triển tư duy cho trẻ. Thông qua các trò chơi đó giúp tôi linh hoạt năng động và sáng tạo hơn trong các hoạt động học tập và vui chơi cùng trẻ.

  1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Thu được những kết quả tích cực trên trẻ, tôi càng nỗ lực học hỏi, tìm hiểu và mong ứng dụng được nhiều hơn những trò chơi trong công tác giảng dạy của mình. Những trò chơi cho trẻ em vô cùng phong phú, song không phải bất cứ trò chơi nào cũng được ứng dụng vào dạy trẻ mầm non. Vì vậy, việc lựa chọn cũng như thực hiện những trò chơi phải đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với lứa tuổi và đặc biệt là đảm bảo an toàn cho trẻ.

Song song với việc lựa chọn những trò chơi học tập,trò chơi vận động,trò chơi dân gian cần vận dụng sáng tạo những trò chơi trong ngôi nhà toán học Millie của chương trình kisdmart để phát triển tư duy logic cho trẻ trong hoạt động làm quen với toán. Bên cạnh đó,giáo viên cần học hỏi tham khảo đồng nghiệp, sắp xếp tạo môi trườngtoán học phong phú, đa dạng theo chủ đề để cho trẻ thực hiện hoạt động làm quen với toán để phát triển tư duy đặc biệt là tư duy logic. Đồng thời, giáo viên cần thực hiện tốt công tác phối hợp, vận động phụ huynh hỗ trợ về nguyên liệu để làm đồ dùng phục vụ các hoạt động có hiệu quả hơn.

III. KẾT LUẬN

Hoạt động cho trẻ làm quen với toán ở trường mầm non là rất cần thiết, góp phần hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ,là những kiến thức tiền khoa học, trang bị cho trẻ những kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp, phán đoán, phát triển tư duy trừu tượng khi vào học phổ thông.

Chính vì vậy,phát triển tư duy logic cho trẻ trong hoạt động làm quen với toán thông qua một số trò chơi là một vấn đề rất quan trọng, điều này không phải là việc làm đơn giản mà các nhà giáo dục cần có sự đầu tư suy nghĩ tìm tòi, cần phải dành thời gian và sự sáng tạo. Một điều quan trọng nữa là cần tạo điều kiện để trẻ thể hiện sự hứng thú, tích cực hoạt động, sáng tạo của mình trong việc tìm ra những biện pháp nhằm giải quyết nhiệm vụ nhận thức.

Trên đây là một số dạng bài tập thực hành và trò chơi tôi đã sưu tầm, cải biên, thiết kế nhằmphát triển tư duy logic cho trẻ 5-6 tuổitrong hoạt động làm quen với toán. Rất mong được sự góp ý xây dựng của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

                                                                    An Thái, ngày 15/01/2016

Người viết

 

 

                                                                          Lê Thị Thanh Vân

MỤC LỤC

 

  1. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………… trang 1

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI……………………………………………        trang 1

  1. NỘI DUNG……………………………………………………………………………. trang 2
  2. Cơ sở lý luận………………………………………………………. trang 2

II.Thực trạng…………………………………………………….…… trang 3

III. Biện pháp thực hiện…………………………………………………….. trang 4

  1. Biện pháp 1……………………………………………………. .trang 4
  2. Biện pháp 2………………………………………………………………….. trang 14
  3. Biện pháp 3………………………………………………………………….. trang 19
  4. Biện pháp 4………………………………………………………………….. trang 24
  5. Biện pháp 5………………………………………………………………….. trang 28
  6. Biện pháp 6………………………………………………………………….. trang 29
  7. KẾT LUẬN………………………………………………………. trang 29
  8. Kết quả…………………………………………………………….. trang 29
  9. Bài học kinh nghiệm……………………………………………… trang 30

III. Kết luận……                          .…..………………………………………………… trang 31

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp (Nhà xuất bản Giáo Dục)

2/ Trò chơi giúp bé làm quen với số và phép đếm –Đinh Thị Nhung (Nhà xuất bản Giáo Dục)

3/Trò chơi dạy trẻ mẫu giáo định hướng trong không gian –Trần Thị Hằng (Nhà xuất bản Giáo Dục)

4/ Mê cung trí tuệ – Lantabra biên soạn(Nhà xuất bản lao động)

5/ 100 thử thách tư duy logic – Simon Tudhope (Nhà xuất bản thế giới)

6/ Giáo trình ứng dụng và thực hành Kisdsmart (Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin Giáo Dục Mầm Non)

7/ Phát triển tư duy cho trẻ từ 5-6 tuổi- Lý Hải Tân (chủ biên), Hà Thư (dịch) (Nhà xuất bản Mỹ Thuật)

8/ Trang web mamnon.com.vn

9/ Trang web violet.com.vn