8 cách phòng chống sâu răng cho trẻ em

Tên file: Doc1.docx
Tải về

1. Tác hại của sâu răng đối với trẻ em

Sâu răng không chỉ khiến các bé cảm giác đau nhức, khó chịu mà còn ảnh hưởng tới khả năng nhai nuốt, khiến quá trình phát triển bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, khi cấu trúc men bị phá hủy, tình trạng viêm nhiễm xảy ra dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng khác như: viêm tủy, gây mủ chân răng, viêm hạch, xoang… Đặc biệt với trẻ bị sâu răng sữa, tình trạng này còn gây ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.

2. 8 cách phòng chống sâu răng ở trẻ em

2.1. Không liếm thìa, nếm thực phẩm trước khi cho bé ăn

Nêm nếm thức ăn rồi bón cho trẻ là thói quen của rất nhiều người lớn. Tuy nhiên điều này cũng vô tình mang các loại vi khuẩn gây hại vào cơ thể bé theo đường thực phẩm. Do đó nếu vẫn đang có hành động này, bạn cần phải từ bỏ ngay lập tức.

2.2. Vệ sinh bình sữa, dụng cụ ăn cho bé thật kỹ

Đối với những đồ dùng, vật dụng tiếp xúc với miệng bé như thìa, cốc, bát, núm ti… cần phải đảm bảo chúng đã được làm sạch và khử trùng với nước sôi sau khi sử dụng. Đặc biệt cha mẹ không được nhúng qua đồ ngọt như đường, mật ong hay tiếp xúc với miệng mình trước khi cho bé sử dụng.

2.3. Rơ lưỡi, nướu, hoặc dùng bàn chải cho bé sau khi ăn

Trẻ dưới 1 tuổi chưa hình thành được thói quen tự vệ sinh răng miệng nên cha mẹ cần chủ động làm sạch khu vực nướu, lưỡi và lợi của con bằng rỡ lưỡi hoặc nướu. Khi trẻ lớn hơn và có răng nhú lên, bạn có thể dùng bàn chải phù hợp với độ tuổi để chải răng nhẹ nhàng.

2.4. Dùng kem đánh răng dành riêng cho trẻ em

Trong các loại kem đánh răng dành cho người lớn, Fluoride luôn là thành phần không thể thiếu để đảm bảo răng chắc khỏe. Tuy nhiên với trẻ nhỏ thì chúng lại gây ảnh hưởng xấu tới men răng và sức khỏe. Do đó với bé từ 1 tuổi trở lên, cha mẹ nên sử dụng các loại kem đánh răng an toàn giúp ngăn ngừa sâu răng viêm lợi ở trẻ em.

2.5. Hướng dẫn đánh răng đúng cách cho trẻ

Đánh răng là cách ngừa sâu răng hiệu quả nhất. Tuy nhiên khả năng điều khiển bàn chải của các bé còn hạn chế. Do đó ngay từ khi mới tập thói quen đánh răng, cha mẹ cần kiên nhẫn hướng dẫn để con dần làm quen. Sau khi trẻ đã thành thục việc cầm nắm và điều khiển bàn chải, cần điều chỉnh thao tác dần dần cho đến khi bé có thể tự giác đánh răng và thực hiện đúng cách.

2.6. Tạo thói quen uống nước cho trẻ

Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất của trẻ mà còn khiến vi khuẩn không có cơ hội tồn đọng lâu trong khoang miệng gây ảnh hưởng tới men răng. Tốt nhất, cha mẹ nên tích cực cho bé uống nước lọc và hạn chế tối đa các loại soda, nước ngọt.

2.7. Ăn uống lành mạnh

Thay vì chiều chuộng trẻ bằng bánh kẹo, bim bim, cha mẹ nên chú ý xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho bé với nhiều rau xanh, hoa quả và ngũ cốc nguyên hạt. Cần lưu ý rằng đường và các loại tinh bột tinh chế sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trong khoang miệng phát triển và tàn phá men răng của trẻ.

2.8. Tráng phủ Varnish Flour ngăn ngừa sâu răng cho bé

Sử dụng dịch vụ tráng phủ Varnish Flour ngăn ngừa sâu răng cho bé tại các cơ sở nha khoa uy tín là cách phòng chống sâu răng ở trẻ em vô cùng hữu hiệu. Bên cạnh đó, cha mẹ cần cho con đi gặp nha sĩ định kỳ từ 1-2 lần mỗi năm, hoặc bất kỳ khi nào có dấu hiệu bất thường liên quan đến sức khỏe răng miệng.

3. Trẻ em bị sâu răng hàm phải làm gì

3.1. Điều trị càng sớm càng tốt

Nhiều cha mẹ chủ quan cho rằng răng sữa sẽ rụng và có răng vĩnh viễn thay thế sau đó nên không bé điều trị răng bị sâu. Tuy  nhiên nếu để tình trạng nặng hơn, quá trình mọc răng sau này sẽ rất khó khăn, đồng thời sức khỏe răng miệng khi trưởng thành cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó dù cho bé bị sâu răng sữa hay vĩnh viễn mà gây khó chịu, đau nhức, cha mẹ cần đưa con đến cơ sở nha khoa uy tín để điều trị càng sớm càng tốt.

3.2. Trẻ bị sâu răng, nên nhổ hay trám

Nhiều cha mẹ băn khoăn khi răng sữa của con bị sâu thì có nên trám không. Trên thực tế, trám hay nhổ bỏ chỉ là 2 trong số những cách chữa sâu răng trẻ em phổ biến. Tùy vào tình trạng tổn thương thực tế của con mà bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp điều trị phù hợp. Nếu răng sâu mới chớm, chưa gây đau viêm thì cần xử lý sạch và hàn lại, hoặc phục hình răng cho bé. Còn trong trường hợp răng sâu nặng thì khả năng cao sẽ phải nhổ bỏ. Tuy nhiên điều này sẽ ảnh hưởng đến chức năng nhai và khung hàm sau này của trẻ.

3.3. Thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ

Đây là điều quan trọng nhất để cải thiện sức khỏe răng miệng ở trẻ. Trong đó điều đầu tiên là hạn chế các loại bánh kẹo và đồ uống có đường, không nên cho bé ăn các loại thực phẩm này vào buổi tối. Song song với đó là rèn cho con thói quen đánh răng khoa học, và súc miệng bằng nước muối đúng cách 2 lần mỗi ngày.

Không khó để những cách phòng chống sâu răng ở trẻ em như những gợi ý trên. Điều quan trọng là cha mẹ cần sớm rèn luyện thói quen chăm sóc răng miệng cho con ngay từ khi còn nhỏ và kiên trì hướng dẫn, nhắc nhở bé thường xuyên. Bên cạnh đó, trẻ cần được khám răng định kỳ tại các cơ sở nha khoa uy tín để răng miệng được chăm sóc đúng cách và sớm phát hiện tình trạng sâu răng nếu có.

Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách