UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số /SGDĐT-KHTC
Bình Dương, ngày tháng năm 2024
V/v hướng dẫn thu, sử dụng học phí
và các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ
trợ hoạt động giáo dục từ năm học
2024-2025 của các cơ sở giáo dục
công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Kính gửi:
– Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố;
– Thủ trưởng các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở.
Căn cứ Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy
định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo thuộc hệ thống giáo dục
quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ
trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (Nghị định số 81/2021/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 97/2023/NĐ-CP ngày 31/12/2023 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của
Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc
hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học
tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (Nghị định số 97/2023/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị quyết số 01/2023/NQ-HĐND ngày 19/5/2023 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Bình Dương Quy định các khoản thu và mức thu các dịch vụ phục
vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông
công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Nghị quyết số 01/2023/NQ-HĐND);
Căn cứ Nghị quyết số 12/2024/NQ-HĐND ngày 23/8/2024 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Bình Dương Quy định mức học phí đối với cơ sở giáo dục mầm
non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2024-2025 trên địa bàn tỉnh Bình
Dương (Nghị quyết số 12/2024/NQ-HĐND);
Căn cứ Quyết định số 2339/QĐ-UBND ngày 09/8/2024 của Ủy ban nhân
dân (UBND) tỉnh Bình Dương về việc Ban hành Khung kế hoạch thời gian năm
học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục
thường xuyên trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
Căn cứ Công văn số 2179/BGDĐT-KHTC ngày 13/5/2024; Công văn số
4916/BGDĐT-KHTC ngày 30/8/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGDĐT) về
việc thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2024-
2025;
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Bình Dương tại Công văn số
4851/UBND-VX ngày 30/8/2024 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số
12/2024/NQ-HĐND ngày 23/8/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X.
Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn thu, sử dụng học phí và các
khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục từ năm học 2024-2025 của 2
cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Bình
Dương như sau:
- Về thu và sử dụng học phí
- Mức thu học phí
Từ năm học 2024-2025 và các năm tiếp theo, các cơ sở giáo dục công lập
trên địa bàn tỉnh Bình Dương áp dụng mức thu học phí theo quy định tại khoản
3 Điều 1 Nghị quyết số 12/2024/NQ-HĐND, cụ thể:
- a) Mức học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công
lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên.
(Đơn vị tính: đồng/học sinh/tháng)
STT
Vùng/cấp học
Hình thức
học trực
tiếp
Hình thức
học trực tuyến
I
Vùng thành thị (các phường và thị trấn)
1
Mầm non:
– Trường đạt chuẩn quốc gia
180.000
135.000
– Trường chưa đạt chuẩn quốc gia
90.000
67.500
2
Tiểu học
90.000
67.500
3
Trung học cơ sở
60.000
45.000
4
Trung học phổ thông
80.000
60.000
II
Vùng nông thôn (các xã)
1
Mầm non
50.000
37.500
2
Tiểu học
50.000
37.500
3
Trung học cơ sở
40.000
30.000
4
Trung học phổ thông
60.000
45.000
- b) Đối với Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Bồi dưỡng nghiệp vụ
tỉnh, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên thực hiện
chương trình giáo dục phổ thông: mức học phí tương đương với mức học phí
của cơ sở giáo dục phổ thông công lập cùng cấp học trên địa bàn.
- c) Mức học phí đối với cấp tiểu học quy định tại điểm a khoản 1 Mục I
Công văn này dùng làm căn cứ để hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học
tư thục ở các địa bàn chưa đủ trường tiểu học công lập và các đối tượng học sinh
tiểu học tư thục thuộc đối tượng được hưởng chính sách miễn giảm học phí theo
quy định.
- Về thu, quản lý và sử dụng học phí
Các cơ sở giáo dục công lập thực hiện thu, quản lý và sử dụng học phí theo
quy định tại Điều 12, 13 Chương III Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.3
- Chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập
- Về đối tượng miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập
Thực hiện theo quy định tại Điều 14, 15, 16 và Điều 18 Mục 1 Chương IV
Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ (các đối tượng hộ
nghèo, hộ cận nghèo được xác định theo chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh). Trong
đó cần lưu ý:
– Trẻ em mầm non 05 tuổi được miễn học phí từ năm học 2024-2025
(được hưởng từ ngày 01/9/2024).
– Học sinh trung học cơ sở được miễn học phí từ năm học 2025-2026
(được hưởng từ ngày 01/9/2025).
– Hộ mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Dương được tiếp tục hưởng
các chính sách như hộ nghèo trong thời gian 03 (ba) năm, kể từ thời điểm có
quyết định công nhận thoát nghèo (theo quy định tại Nghị quyết số 20/2021/NQ
HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định chế độ hỗ trợ
đối với hộ mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Dương).
- Quy trình thủ tục thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và chi trả
kinh phí hỗ trợ chi phí học tập.
Thực hiện theo quy định tại Điều 19, 20, 21 và 22 Mục 2 Chương IV Nghị
định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ. Trong đó lưu ý:
– Hướng dẫn người học thủ tục nộp bản sao hồ sơ hưởng chính sách miễn,
giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 19
Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, cụ thể: Người học được lựa chọn một trong các
hình thức nộp bản sao hồ sơ gồm bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản
chính để đối chiếu hoặc bản sao từ sổ gốc. Các cơ sở giáo dục không được đưa
ra quy định bắt buộc người học phải nộp hồ sơ chỉ theo hình thức bản sao chứng
thực.
– Thực hiện theo đúng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 19 Nghị định số
81/2021/NĐ-CP và Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất
trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch
vụ công, cụ thể: Trường hợp người học có thẻ căn cước công dân và giấy thông
báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về
dân cư, thông tin về nơi thường trú có thể khai thác từ việc kết nối và chia sẻ dữ
liệu về dân cư với các cơ sở giáo dục, cơ quan, tổ chức liên quan thì người học
không phải nộp giấy khai sinh và giấy tờ chứng minh nơi thường trú.
III. Về các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục
(không bao gồm học phí)
- Nguyên tắc chung
– Trên cơ sở nội dung và mức thu theo quy định, các cơ sở giáo dục công
lập căn cứ tình hình thực tế, điều kiện cơ sở vật chất và nhu cầu của người học
để xây dựng dự toán thu, chi cho từng nội dung thu làm căn cứ tính toán mức 4
thu cụ thể, đảm bảo nguyên tắc thu đủ chi, phù hợp với tình hình thực tế năm
học, trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
– Việc sử dụng các khoản thu phải đúng mục đích thu, công khai kế hoạch
thu, chi của từng khoản thu đến cha mẹ học sinh trước khi tổ chức thực hiện,
đồng thời thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Ngân sách nhà nước; Luật Kế
toán và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan.
– Thời gian thu đảm bảo theo nguyên tắc số tháng thực học nhưng không
vượt quá khung thời gian do UBND tỉnh ban hành về Kế hoạch thời gian năm
học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục
thường xuyên trên địa bàn tỉnh Bình Dương, trừ các hoạt động được tổ chức
trong thời gian hè.
- Nội dung thu và sử dụng các khoản thu
- a) Nội dung và mức thu
– Thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 1 Nghị quyết số
01/2023/NQ-HĐND.
– Khi xây dựng dự toán thu, chi từng nội dung cần căn cứ theo các hướng
dẫn chuyên môn của ngành (thực hiện các chương trình dạy học 2 buổi/ngày,
chương trình ngoại khoá và các nội dung khác theo quy định…), trong đó cần
lưu ý:
+ Trình cấp thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thu, chi đối với các khoản
thu. Thông báo công khai mức thu đến cha mẹ học sinh trước khi triển khai thực
hiện.
+ Các mức thu quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị quyết số 01/2023/NQ
HĐND là mức thu tối đa. Căn cứ tình hình thực tế của cơ sở giáo dục và nhu cầu
của người học, các cơ sở giáo dục xây dựng mức thu cụ thể nhưng không vượt
quá mức thu quy định.
– Đối với các khoản thu phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục nhưng do các
đơn vị bên ngoài cung ứng (cung cấp xuất ăn của học sinh ở các lớp bán trú; tiền
xe đưa đón học sinh; kinh phí làm quen với ngoại ngữ cho trẻ mầm non; dạy
ngoại ngữ cho học sinh tiểu học; dạy các môn năng khiếu cho học sinh mầm non
và tiểu học; các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động trải nghiệm hướng
nghiệp đối với học sinh phổ thông; dạy tiếng Anh của giáo viên người nước
ngoài…) các cơ sở giáo dục thỏa thuận với cha mẹ học sinh để xác định mức thu
(đảm bảo mức thu tương xứng với chất lượng dịch vụ giáo dục). Trình cấp thẩm
quyền phê duyệt trước khi triển khai thực hiện.
– Trường hợp Chính phủ thay đổi mức lương cơ sở hoặc mức lương tối
thiểu vùng dẫn đến mức thu theo quy định không đảm bảo các mức chi, nhà
trường thỏa thuận với cha mẹ học sinh để điều chỉnh các mức thu quy định nêu
trên nhưng không vượt quá tỷ lệ điều chỉnh lương cơ sở hoặc lương tối thiểu vùng
của Chính phủ quy định. Mặt khác, tỷ lệ tăng mức thu năm học sau không quá
15% so với mức thu đã thực hiện ở năm học liền kề trước và chỉ được điều chỉnh
sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý cấp trên.5
- b) Quản lý và sử dụng các khoản thu
– Các đơn vị khi thực hiện cung cấp dịch vụ phải sử dụng hoá đơn theo
quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy
định về hóa đơn, chứng từ và Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021
hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019, Nghị
định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn,
chứng từ.
– Không thực hiện gộp nhiều khoản thu trong cùng một thời điểm.
– Thực hiện việc thu, chi bảo đảm công khai theo đúng quy định hiện hành
và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
– Quản lý thu, chi theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước; Luật
Kế toán và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan.
- Chế độ miễn, giảm
Thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị quyết số 01/2023/NQ
HĐND.
- Về kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày
22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Ban Đại
diện cha mẹ học sinh (sau đây gọi tắt là Thông tư 55). Cụ thể:
- Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh được thực hiện
theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh
(Ban hành kèm theo Thông tư số 55).
- Quản lý và sử dụng kinh phí của Ban đại điện cha mẹ học sinh được
thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ
học sinh (Ban hành kèm theo Thông tư số 55), cụ thể:
“2. Quản lý và sử dụng kinh phí của Ban đại điện cha mẹ học sinh:
- a) Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp chủ trì phối hợp với giáo
viên chủ nhiệm lớp dự kiến kế hoạch chi tiêu kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ
sử dụng sau khi đã được toàn thể các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh
lớp thống nhất ý kiến;
- b) Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất với Hiệu
trưởng để quyết định kế hoạch sử dụng kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử
dụng sau khi được toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất ý
kiến”.
- Việc thu, chi kinh phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh phải bảo đảm
nguyên tắc công khai, dân chủ; sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết
toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp toàn
thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Không quy định mức kinh phí ủng hộ
bình quân cho các cha mẹ học sinh.
- Các khoản kinh phí ủng hộ của người học hoặc gia đình người học cho
Ban đại diện cha mẹ học sinh theo nguyên tắc tự nguyện; không sử dụng kinh 6
phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh để chi cho các nội dung sau: “Bảo vệ cơ
sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện
tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng
cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết
bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và
nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt
động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà
trường”.
- Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh do Ban đại diện
cha mẹ học sinh thu và quản lý sử dụng. Thủ trưởng đơn vị không nhận uỷ
quyền từ Ban đại diện cha mẹ học sinh hoặc thay mặt Ban đại diện cha mẹ học
sinh sử dụng kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
- Về vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT ngày
03/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo
dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Cụ thể:
- Nguyên tắc, nội dung vận động và tiếp nhận tài trợ
– Phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch, không ép
buộc, không quy định mức tài trợ bình quân, không quy định mức tài trợ tối
thiểu, không lợi dụng việc tài trợ cho giáo dục để ép buộc đóng góp và không
xem huy động tài trợ là điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo.
– Cơ sở giáo dục vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ để thực hiện các
nội dung:
+ Trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học; thiết bị phục vụ nghiên
cứu khoa học; cải tạo sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt
động giáo dục tại cơ sở giáo dục.
+ Hỗ trợ các hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học.
– Khuyến khích các nhà tài trợ tổ chức thực hiện việc đầu tư, xây dựng
theo hình thức “chìa khóa trao tay”, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt hoàn chỉnh
để bàn giao cho cơ sở giáo dục.
– Không vận động tài trợ để chi trả: “Thù lao giảng dạy; các khoản chi
liên quan trực tiếp cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và nhân viên, các
hoạt động an ninh, bảo vệ; thù lao trông coi phương tiện tham gia giao thông
của học sinh; thù lao duy trì vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; các chi phí hỗ trợ công tác quản lý của cơ sở
giáo dục”.
– Thủ trưởng đơn vị cần mở rộng các đối tượng vận động tài trợ trên địa
bàn, không chỉ tập trung vào một đối tượng là cha mẹ học sinh.
- Quy trình vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài trợ
Thực hiện theo quy định tại Điều 5, 6, 7 và 8 Chương II Thông tư số
16/2018/TT-BGDĐT ngày 03/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 7
- Về công tác hạch toán và thực hiện nghĩa vụ thuế
- Về công tác hạch toán: Thực hiện theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC
ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự
nghiệp; kể từ ngày 01/01/2025 thực hiện theo Thông tư số 24/2024/TT-BTC
ngày 17/4/2024 (thay thế Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017) của
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp.
- Về thực hiện nghĩa vụ thuế:
– Các cơ sở giáo dục thực hiện kê khai, nộp thuế đối với các khoản thu
dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục theo đúng quy định của pháp luật về
lĩnh vực thuế.
– Khoản thu học phí các bậc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung
học phổ thông trong các cơ sở giáo dục công lập chưa phải nộp thuế TNDN
(theo hướng dẫn tại Công văn số 7686/BTC-CST ngày 12/6/2017 của Bộ Tài
chính về việc chính sách thuế đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y
tế, giáo dục và đào tạo.
VII. Tổ chức thực hiện
- Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
– Quán triệt và chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh nghiêm túc
thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp thẩm quyền về thực hiện các khoản thu
trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo và các văn bản chỉ đạo về công tác thu, chi đầu
năm;
– Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thu, chi đầu năm học
tại các cơ sở giáo dục, kịp thời chấn chỉnh tình trạng thu các khoản thu không
đúng quy định;
– Thống nhất và hướng dẫn mức thu các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ
hoạt động giáo dục cho các cơ sở giáo dục trực thuộc.
- Đối với Ủy ban nhân dân (UBND) các huyện, thành phố
– Quán triệt và chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc theo phân cấp thực
hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của cấp thẩm quyền về thực hiện các khoản
thu trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo và các văn bản chỉ đạo về công tác thu, chi
đầu năm;
– Thống nhất bằng văn bản mức thu các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ
hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục trên địa bàn theo phân cấp quản lý
làm cơ sở cho các đơn vị tổ chức thực hiện;
– Chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thu, chi đầu
năm học tại các cơ sở giáo dục trực thuộc theo phân cấp, kịp thời chấn chỉnh
tình trạng thu các khoản thu không đúng quy định.
- Đối với các cơ sở giáo dục
– Quán triệt và phổ biến tới toàn thể viên chức, nhân viên, người lao động
và cha mẹ học sinh các văn bản chỉ đạo thu, chi của cấp có thẩm quyền, niêm
yết công khai các văn bản chỉ đạo;8
– Xây dựng kế hoạch thu, chi cho từng nội dung thu đối với các khoản thu
dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục, làm căn cứ tính toán mức thu cụ thể
đảm bảo nguyên tắc thu đủ chi, phù hợp với tình hình thực tế năm học gửi cơ
quan chủ quản theo phân cấp;
– Các khoản thu được cấp thẩm quyền phê duyệt phải được thông báo đến
cha mẹ học sinh trước khi triển khai thực hiện;
– Phát hành biên lai, hoá đơn thu tiền đầy đủ, kịp thời, đúng quy định khi
thu tiền của người học; theo dõi, ghi chép sổ sách kế toán đầy đủ, kịp thời đối
với các khoản thu phát sinh tại đơn vị đồng thời thực hiện đầy đủ các quy định
của Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25/6/2015, Luật Kế toán ngày 20/11/2015
và các văn bản quy định chế độ tài chính, kế toán hiện hành;
– Thực hiện thanh toán học phí và các khoản thu khác theo phương thức
thanh toán không dùng tiền mặt. Trong đó yêu cầu:
+ 100% các cơ sở giáo dục thực hiện kết nối với các hệ thống thanh toán
được cấp phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Việc kết nối
giữa hệ thống thanh toán của cơ sở giáo dục với ngân hàng, các tổ chức trung
gian thanh toán phải thực hiện theo đúng quy định tại Mục IV Quy định kỹ thuật
về dữ liệu trong thanh toán không dùng tiền mặt đối với việc thu học phí và các
khoản thu dịch vụ giáo dục (kèm theo Quyết định số 4597/QĐ-BGDĐT ngày
28/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
+ Các cơ sở giáo dục phải đa dạng hóa các kênh thanh toán, không tạo lợi
thế cho bất kỳ một ngân hàng hay đơn vị trung gian thanh toán nào; tạo mọi điều
kiện để cha mẹ học sinh, người học có nhiều sự lựa chọn và thuận tiện trong
thanh toán học phí và các khoản thu dịch vụ giáo dục khác.
Đặc biệt lưu ý lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán có mức phí
thấp nhất hoặc không thu phí để giới thiệu đến cha mẹ học sinh, người học;
thực hiện công khai bằng nhiều hình thức về mức phí sử dụng dịch vụ thanh
toán không dùng tiền mặt đồng thời hướng dẫn cách thức thực hiện trên bảng
hướng dẫn của nhà trường, phiếu thông báo các khoản thu hàng tháng…, từ đó
cha mẹ học sinh, người học có thể lựa chọn theo nhu cầu. Bên cạnh đó, cung cấp
đầy đủ thông tin các ngân hàng, các đơn vị trung gian thanh toán đang tham gia
triển khai tốt dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt để cha mẹ học sinh, người
học an tâm khi sử dụng;
– Nghiêm túc thực hiện chế độ công khai thu, chi tài chính (nội dung, hình
thức và thời điểm công khai) theo quy định Thông tư số 09/2024/TT-BGDĐT
ngày 03/6/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về công khai trong hoạt
động của các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Cụ thể thực hiện
việc công khai ngân sách nhà nước theo quy định tại Thông tư số 61/2017/TT
BTC ngày 15/6/2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn công khai ngân sách đối
với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và Thông
tư số 90/2018/TT-BTC ngày 28/9/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ Tài chính 9
hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức
được ngân sách nhà nước hỗ trợ;
– Chịu trách nhiệm giải trình trong quản lý các hoạt động giáo dục theo
quy định tại Điều 12, Điều 13 của Nghị định số 24/2021/NĐ-CP ngày 23/3/2021
của Chính phủ quy định về việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở
giáo dục phổ thông công lập.
Trên đây là một số nội dung hướng dẫn công tác thu, sử dụng học phí và
các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục từ năm học 2024-2025
của cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Bình
Dương. Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị UBND các huyện, thành phố phối hợp
chỉ đạo triển khai; các đơn vị trực thuộc Sở nghiêm túc thực hiện. Trong quá
trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị có ý kiến gửi về
Sở GDĐT để được hướng dẫn, giải quyết./.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Hội đồng nhân dân tỉnh (để báo cáo);
– UBND tỉnh (để báo cáo);
– Các Sở: Tài chính, LĐTBXH (để phối hợp);
– Lãnh đạo Sở GDĐT (để báo cáo);
– Phòng TCKH các huyện, thành phố (để phối
hợp thực hiện);
– Phòng GDĐT các huyện, thành phố (để triển
khai thực hiện);
– Phòng CMNV thuộc Sở (để thực hiện);
– Lưu: VT, KHTC.
GIÁM ĐỐC
Nguyễn Thị Nhật Hằng3451-HUONG_DAN_CAC_KHOAN_THU_TU_NH_2024-2025_(15.9.24)_signed